Bạn đang muốn đi xuất khẩu lao động để cải thiện thu nhập nhưng chưa biết điều kiện đi xuất khẩu lao động mới nhất như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Vietproud để nắm rõ các điều kiện để xem mình có đáp ứng đủ hay không. Nếu cần tư vấn bất cứ vấn đề nào về xuất khẩu lao động, vui lòng liên hệ trực tiếp 0908.79.8386 để được hỗ trợ.
Các hình thức xuất khẩu lao động của người lao động Việt Nam
Theo Điều 5 Luật “Người Lao Động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020”, các hình thức xuất khẩu lao động gồm:
1.Thông qua đơn vị sự nghiệp
Doanh nghiệp nước ngoài và đơn vị sự nghiệp của Việt Nam ký hợp đồng đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc.
2.Thông qua các tổ chức dịch vụ việc làm
Các tổ chức này ký hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
- Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng.
- Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu hoặc nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài để đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3.Giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài
Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài theo Điều 52 Luật Người Lao Động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Như vậy, để người lao động Việt Nam có thể đi làm việc ở nước ngoài hay còn gọi là xuất khẩu lao động thì họ phải chọn một trong các hình thức xuất khẩu lao động trên.
Điều kiện đi xuất khẩu lao động mới nhất
Theo quy định tại Điều 50 “Luật Người Lao Động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020”, người lao động Việt Nam muốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết cần đáp ứng các điều kiện đi xuất khẩu lao động mới nhất sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người lao động phải có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý để tham gia vào các giao dịch dân sự, bao gồm ký kết hợp đồng lao động.
- Người lao động phải hoàn toàn tự nguyện khi quyết định đi làm việc ở nước ngoài, không bị ép buộc hoặc lừa dối.
- Người lao động phải có đủ sức khỏe để làm việc, tuân thủ các quy định về y tế của Việt Nam cũng như yêu cầu cụ thể của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ năng nghề, và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Người lao động không thuộc các trường hợp bị cấm hoặc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam, ví dụ như người đang trong thời gian thụ án, bị truy nã, hoặc có vấn đề về pháp lý chưa được giải quyết.
- Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Hợp đồng lao động phải được ký kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ở nước ngoài, bao gồm các điều khoản rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của cả hai bên.
- Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động. Văn bản này phải được cấp bởi cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú. Văn bản này xác nhận rằng hợp đồng lao động của người lao động đã được kiểm tra và phê duyệt theo quy định pháp luật.
Việc đáp ứng các điều kiện đi xuất khẩu lao động mới nhất trên là bắt buộc để người lao động Việt Nam có thể hợp pháp đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi và an toàn cho họ trong suốt quá trình làm việc.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động việt nam làm việc ở nước ngoài
Theo Điều 51 Luật Người Lao Động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết có các quyền và nghĩa vụ như sau:
1.Quyền lợi của người lao động
Được cơ quan chuyên môn lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin về chính sách và pháp luật liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động sẽ được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế.
Theo hợp động lao động, người lao động sẽ được tư vấn, hỗ trợ trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và lợi ích.
Theo quy định của Luật và pháp luật liên quan, người lao động làm việc tại nước ngoài được hưởng các quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước và các quyền lợi khác.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại, người lao động xuất khẩu lao động sẽ được quyền chuyển tiền lương, tiền công, thu nhập và các tài sản hợp pháp khác về nước.
2.Nghĩa vụ của người lao động
Phải đăng ký hợp đồng lao động theo quy định.
Phải thực hiện đúng các nội dung trong hợp đồng lao động và tuân thủ nội quy nơi làm việc.
Phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo pháp luật của nước sở tại.
Phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.
Phải đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này.
Phải đăng ký công dân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
Việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ này giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và đảm bảo họ thực hiện tốt các trách nhiệm trong quá trình làm việc ở nước ngoài.
Trên đây là những thông tin chi tiết về điều kiện đi xuất khẩu lao động mới nhất cũng như quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ Vietproud – Đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ làm thủ tục xuất khẩu lao động nhanh chóng, thuận lợi. Dù bạn muốn đi xuất khẩu ở Nhật, Đài Loan, Đức…hay bất cứ nước nào, chúng tôi đều có thể hỗ trợ bạn tốt nhất.